MU chính thức chiêu mộ Lukaku, Chelsea ăn quả đắng" alt=""/>Tin thể thao tối 8
Trường Yên Hòa trong những năm ấy là một ngôi trường nhỏ với những dãy nhà cấp bốn mái ngói và mái lá. Bước vào những năm chống Mỹ cứu nước, giáo viên và học sinh Yên Hoà đã nỗ lực thi đua “dạy tốt và học tốt”. Nhiều cựu học sinh nhà trường lên đường chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc.
Trong 10 năm (1975 - 1985) trường liên tiếp đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc, 2 lần được nhận Cờ thi đua của UBND TP Hà Nội.
Từ năm 1990 đến 1999, trường hai lần được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm học 2005-2006, trường được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
![]() |
Sau 60 năm thành lập, Trường THPT Yên Hòa giờ đây có gần 2.000 học sinh theo học.
Tính đến nay, các cựu học sinh khóa 1 của trường Yên Hòa cũng đã gần 80 tuổi. Và những người thầy trẻ nhất thuở ban đầu ấy, giờ đây cũng đã ngoài 80.
![]() |
Thầy Đỗ Văn Giảng - nguyên Phó hiệu trưởng nhà trường |
Các thế hệ cựu học sinh nhà trường giờ đã trưởng thành, nhiều người là lãnh đạo cấp trung ương và địa phương; nhiều người là trí thức tiêu biểu, doanh nhân thành đạt.
Tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường, cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa đã gửi lời nhắn nhủ tới các học trò: “Ngày lễ kỷ niệm thành lập trường hôm nay cũng là ngày của các con - ngày các con tự hào về trường, ghi nhớ công ơn thầy cô để nghĩ về mình một cách nghiêm túc và trách nhiệm hơn”.
Cô Nhiếp cũng mong các thầy cô giáo ý thức đầy đủ hơn về những điều làm nên giá trị Trường THPT Yên Hòa để xác định định trách nhiệm mới cho mình. “Sẽ chẳng có học sinh sáng tạo và chủ động hội nhập quốc tế nếu thầy cô chúng ta chê bai, bàn lùi với đổi mới và ngại đọc, ngại học để bổ sung kiến thức cho chính nghề nhiệp của mình. Sự sáng tạo trong công việc luôn nảy sinh từ sự tâm huyết với nghề.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa hiện nay. |
Trong bối cảnh hiện nay, “trồng người” không chỉ cần tri thức, tư duy của mà hơn cả thế là sự tận tụy, bao dung và lòng trắc ẩn của mỗi thầy cô với học trò. Hôm nay, chúng ta đang làm những việc chưa có kết quả ngay, nhưng từ tâm mình, chúng ta hướng về những gì tốt đẹp và ngọt lành nhất”, cô Nhiếp chia sẻ.
Tại buổi lễ, Trường THPT Yên Hòa cũng kêu gọi các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cựu học sinh và học sinh cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.
Ông Nguyễn Đắc Vinh - Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng cũng là cựu học sinh của Trường THPT Yên Hòa. |
Học sinh Trường THPT Yên Hòa quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn mưa lũ. |
Thanh Hùng
Sáng 15/11, Bộ GD-ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu năm 2020.
" alt=""/>Trường THPT Yên Hòa kỷ niệm 60 năm thành lập![]() |
Trao hơn 30 triệu cho anh Hồ Ngọc Hoàng ở thị trấn Gio Linh. |
Gặp tai nạn nghiêm trọng, anh Hoàng bị mất ý thức, rơi vào tình trạng mê man. Mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào người khác. Suốt nhiều tháng ròng, bà Nhạn, mẹ anh phải túc trực ở bệnh viện chăm sóc con.
Trong khi đó, điều kiện gia đình vô cùng khó khăn. Anh Hoàng từng làm lái xe, thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Vợ chồng anh ly hôn, chỉ có mẹ anh chạy tới chạy lui lo liệu. Lắm lúc đuối sức nhưng bà Nhạn cũng chẳng biết kêu than với ai.
![]() |
Nhận số tiền lớn, bà Lê Thị Nhạn bùi ngùi xúc động, cảm ơn báo VietNamNet và bạn đọc đã giúp đỡ. |
“Cảm ơn báo VietNamNet và bạn đọc đã chia sẻ, động viên trong lúc gia đình gặp hoạn nạn. Chúng tôi vô cùng biết ơn quý độc giả, nhà hảo tâm đã giúp đỡ về vật chất và tinh thần”, bà Nhạn nói.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch UBND thị trấn Gio Linh ghi nhận hoạt động của báo VietNamNet và cho biết, sự giúp đỡ từ quý báo là nguồn động viên to lớn giúp các hoàn cảnh có thêm nghị lực vượt qua khó khăn.
Trước đó, đại diện VietNamNet cũng trao hơn 29 triệu đồng đến chị Võ Thị Phượng (SN 1975), trú tại thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong.
Chị Phượng là nhân vật trong bài viết "Người mẹ đốt than cơ cực nuôi 3 đứa con bại não".
Cách đây 6 tháng, anh Quang - chồng chị Phượng bị tai nạn dẫn tới dẹt tủy cột sống cổ. Di chứng sau tai nạn khiến anh không thể trở lại bình thường như trước, không phụ gia đình được việc gì, dù là đơn giản nhất.
![]() |
Trước sự chứng kiến của chính quyền, đại diện báo VietNamNet đã trao hơn 29 triệu đến gia đình chị Võ Thị Phượng. |
Cả nhà 7 miệng ăn trông chờ vào người phụ nữ khốn khổ. Mẹ chồng già yếu, chồng tàn tật, 4 đứa con Đoàn Thành Doanh (SN 2007), Đoàn Thành Quân (SN 2011), Đoàn Thành Nhật (SN 2013) và Đoàn Thành Công (SN 2014) đều bại não, chậm phát triển. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của chị Phượng.
Để có tiền đong gạo, chị Phượng làm đủ thứ nghề. Công việc chị làm nhiều nhất là đốt than. Bình thường, chị đi làm công, mỗi ngày được trả 200 nghìn đồng. Có khi chị mua củi về, đào hầm đốt ngay gần nhà để tiện chăm sóc cho 3 đứa con khờ khạo.
Nhận số tiền gần 30 triệu từ báo VietNamNet, chị Phượng vô cùng xúc động, rối rít cảm ơn bạn đọc đã giúp đỡ.
“Tôi rất biết ơn mọi người đã ủng hộ trực tiếp và gián tiếp đến gia đình tôi. Sự quan tâm của mọi người làm tôi thấy vui và có thêm động lực để tôi cố gắng làm lụng nuôi con”, chị nói.
Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng, ông Đặng Quang Hải chia sẻ, gia đình chị Phượng thuộc diện khó khăn đặc biệt ở xã. Cảm ơn báo VietNamNet và đọc giả đã quan tâm đến gia đình chị Phượng nói riêng và các hoàn cảnh khác trên địa bàn.
Hương Lài
Báo VietNamNet vừa trao số tiền 62.755.000 đồng cho 2 anh em Hà Huy Tài và Hà Thị Liên trú thôn Lâm Quảng, xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
" alt=""/>VietnamNet trao gần 60 triệu đồng cho hai hoàn cảnh ở Quảng Trị